Xem thêm: 5 loại trái cây giúp trị tàn nhang trên mặt
Khi da tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng hay các loại hóa mỹ phẩm, căng thẳng kéo dài hay thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ... sẽ rất dễ dẫn tới việc da sản sinh ra quá nhiều melanin. Các melanin này phân bố không đồng đều, thường tập trung chủ yếu trên da mặt hình thành nên các mảng da sậm màu hay tàn nhang. Không chỉ thế mà chúng còn khiến cho tốc độ lão hóa của da trở nên nhanh chóng hơn.
Phụ nữ trong thời kỳ mang thai thường hay có sự thay đổi hormone trong cơ thể, đó cũng có thể là nguyên nhân khiến tàn nhang xuất hiện.
Mặc dù tàn nhang vô hại với sức khỏe, thể nhưng đối với không ít người, đặc biệt là phái đẹp thì tàn nhanh là kẻ thù không đợi trời chung vì chúng có thể gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ cũng như tâm lý cho những ai mắc phải. Có rất nhiều cách thức được chị em lựa chọn để loại bỏ những kẻ đáng ghét này, trong đó bắn tàn nhang bằng tia laser là phương pháp được không ít chị em tin cậy lựa chọn để điều trị. Thế nhưng những hiểm họa khi sử dụng phương pháp này là gì?
Bắn tàn nhang bằng tia laser là việc sử dụng năng lượng lớn của tia laser tác động lên vùng da xuất hiện tàn nhang để loại bỏ các hắc sắc tố melanin bên dưới làn da. Mặc dù được coi là phương pháp trị tàn nhang hiệu quả thế nhưng bắn tàn nhang bằng tia laser cũng gây ra nhiều ảnh hưởng xấu cho da. Sau đây là một số tác hại mà phương pháp này có thể gây nên
Bởi vì triệt tiêu tàn nhang với năng lượng sóng quá cao, thế nên rất dễ để lại sẹo trên làn da sau khi bệnh nhân điều trị bằng phương pháp này.
Không chỉ người có làn da nhạy cảm mà ngay cả những người có làn da bình thường cũng có khả năng chịu tác động lớn từ tia laser như làm da ửng đỏ, đau rát và trở nên yếu hơn, dễ tổn thương hơn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hay môi trường ô nhiễm nhiều bụi bẩn.
Dù là phương pháp hiệu quả hơn so với việc chữa trị tàn nhang bằng các phương pháp thông thường khác như bôi kem, uống thuốc hay sử dụng nguyên liệu từ thiên nhiên... nhưng dù bắn tàn nhang bằng laser cũng không loại bỏ hoàn toàn được bệnh, thế nên tàn nhang vẫn có khả năng quay trở lại cho dù bạn đã điều trị tích cực.